Câu chuyện Thánh Gióng: Thánh gióng là một vị trong tứ bất tử của dân tộc Việt. Con dân đất Việt, chắc không ai không biết câu chuyện truyền thuyết Thánh gióng. Thánh là hiện diện cho lòng yêu nước, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm đã thành truyền thống thắm đỏ trang sử Việt.
Truyền thuyết Thánh Gióng - sự phối trộn các thành tố huyền thoại Âu và Lạc ở thế kỷ 3 Trước Công Nguyên
Chắc có lẽ ít ai đặt ra vài câu hỏi: tại sao Thánh là một đứa trẻ nuôi mãi không lớn? Thánh không biết nói mà đến khi nghe tin loa triều đình gọi đánh giặc mới lên tiếng và bỗng chốc hóa thành dũng sĩ? Tại sao Thánh phải ăn cơm của dân làng, lấy vũ khí triều đình đúc, thậm chí vũ khí thô sơ: cây tre cũng đánh tan tác được giặc? Tại sao chiến thắng vang dội, quân giặc tan tác bỏ chạy như kiến cỏ mà Thánh không thừa thắng xông lên như thường thấy trong chiến trận mà dừng lại?
Khi đọc truyện Thánh gióng, các điều thắc mắc trên bỗng hiện trên tâm trí tôi, suy nghĩ mãi cũng chưa có câu trả lời thỏa đáng. Trong một lần về đền Thánh (Sóc Sơn-Hà Nội) dâng hương, tôi bỗng ngộ ra những chân lý mà lâu nay mình chưa tìm thấy câu trả lời. Xin kiến giải để bạn đọc có thêm một góc nhìn về câu chuyện truyền thuyết độc đáo này:
Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trong cuộc sống bình thường nó như một đứa trẻ. Cuộc sống bao bộn bề lo toan thì lòng yêu nước nó chỉ âm ỷ, không lớn mạnh được. Thánh là một đứa trẻ nuôi hoài không lớn, không biết nói là vì vậy.
Khi nước nhà xâm lăng, an nguy dân tộc bị đe dọa, tin này được truyền đi qua sứ giả. Sự truyền tin phải đủ mạnh và rộng khắp: sứ giả đi khắp nơi, khi đó lòng yêu nước, tính cộng đồng mới bắt đầu kích hoạt và lớn mạnh rất nhanh. (Suy rộng ra: điều nghĩa, việc có lợi cho đất nước, cho muôn dân thì toàn dân sẽ hưởng ứng, thế và lực sẽ lớn mạnh như vũ bão, “nhất hô-vạn ứng” là đây!) Lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm phải là việc của toàn dân, nếu một vài người thì không thể lớn mạnh được; đó là vì sao Thánh ăn cơm cả làng, uống cạn nước sông. Triều đình mang ngựa sắt, giáp sắt, roi sắc, đó là sự lãnh đạo, là tính chính danh. Tất cả điều đó đã làm nên sức mạnh vô biên của một dân tộc. Điều thú vị câu chuyện là roi sắt bị gãy và Thánh phải nhổ tre, một nhắn gửi tuyệt vời của tiền nhân: hãy tận dụng và sáng tạo những gì mình có, việc lớn tất thành.
Một hình ảnh nhân văn là Thánh chỉ đuổi giặt ra khỏi bờ cõi, dù với sức mạnh vô biên Thánh cũng không thừa thắng xông lên chiếm đất dù là một tất. Đây là giá trị nhân văn, nhân ái rất cao của dân tộc ta, bảo vệ của mình nhưng cũng không tham của ai. Đây là điều kiện để sự hòa bình bền vững, nguyên lý này xét về tầm dân tộc trong đất nước hay tầm cá nhân trong xã hội cũng đúng. (Hiện nay, tâm lý đám đông luôn tồn tại các lòng tham vô lối muốn được bao cấp, được miễn phí, được giá rẻ,… là cội nguồn cho các kiểu doanh nghiệp nhà nước ra đời và bao tai họa tất yếu ăn theo: chạy việc, chạy chức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, kinh tế èo uột, mất dân chủ,…)
Câu chuyện hiệu ứng facebook: Ngày nay người ta nói nhiều đến vai trò của công nghệ thông tin tạo ra kết nối và chuyển biến xã hội, điển hình như các cuộc cách mạng dân chủ ở xứ Arap: bắt nguồn từ Tunisia sang Libi đến Ai Cập,… tạo ra một sức mạnh kết nối vô biên và chuyển hóa thành những cuộc biểu tình rung chuyển, giật sập chế độ độc tài sắt máu tồn tại hàng chục năm và làm rung rinh hàng loạt chế độ khác. Nghe và đọc thì biết vậy nhưng ngọn nguồn, nguyên lý thế nào thì vẫn chưa biết rõ.
Tình cờ có người bạn thân tặng cho cuốn sách “Hiệu ứng Facbook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội” sách dày 518 trang, do tác giả David Kirkpatrick chấp bút, nhà xuất bản thế giới ấn hành (tôi giới thiệu hơi dài vì cung cấp thông tin để bạn đọc nào quan tâm có thể tìm mua). Cuốn sách kể về quá trình hình thành mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook từ ý tưởng đến hiện thực của anh sinh viên ngôi trường nổi danh Hardvard-Mark Zuckerberg. Điều đặc biệt hấp dẫn: vào đề tác giả dẫn dắt người đọc bằng cuộc biểu tình của người dân Colombia phản đối quân du kích FARC. Đây là một lực lượng du kích khủng bố tàn bạo của quốc gia ma túy, đầy bạo lực Nam mỹ. FARC là nỗi khiếp sợ của người dân Colombia lương thiện hàng chục năm nay, bao cuộc tiểu trừ của quân đội chính phủ nhưng đều vô vọng. Bắt cóc, tống tiền, chặc đầu là sở trường của FARC. Điều thú vị là phong trào chống FARC bắt nguồn từ một người hết sức bình thường, anh Oscar Morales và cũng trong một hoàn cảnh hết sức bình dân: anh thấy bất bình việc FARC bắt cóc cậu bé 4 tuổi Emmanuel. Anh đăng nỗi bất bình lên Face của mình-logo cờ tổ quốc và khẩu hiệu: “không bắt cóc, không lừa dối, không giết người-không FARC”, chỉ đơn giản là xả bực tức về FARC mà lâu nay anh bị dồn nén mà không dám nói ra, Face giúp anh nói ra mà không sợ bị bắt cóc, bị trả thù, bị chặt đầu và lập một group cho khẩu hiệu! Đơn giản chỉ có vậy và anh đi ngủ, lúc đó là 3h sáng. Điều kỳ diệu đã đến, thức dậy lúc 9h, anh đã có 1.500 thành viên, anh ngạc nhiên, sung sướng hoan hô và cuối chiều là 4.000. Như một virus lan truyền và con số nhận tin đã lên hàng triệu, cơ chế tự động truyền tin trên wall theo nguyên lý bạn của bạn là bạn của facebook tạo ra một cơn sóng, như dòng đại hồng thủy. Đúng một tháng sau, ngày 4/2/2008 đã nổ ra những cuộc biểu tình qui mô lớn trên khắp các thành phố của Colombia và trên toàn cầu có người Colombia hoặc những ai ghét giết chóc bạo lực của FARC. Số người tham gia theo con số ước lượng của báo chí lên đến 10 triệu người. FARC choáng ngợp, chịu sức ép ghê gớm phải thả bé Emmanuel và tuyên bố chấm dứt hành động bắt cóc, một thành công ngoài mong muốn, quá sức tưởng tượng. Quả là một kỳ diệu của thời đại truyền thông số trên toàn cầu. Anh trở thành người hùng bất đắc dĩ trong công cuộc chiến chống lại FARC. Anh đã thành công mỹ mãn và an toàn. Trước đây quân đội chính phủ tổ chức nhiều cuộc bố ráp, gây ra nhiều chết chóc, đau thương, trả thù đẫm máu nhưng không hiệu quả mấy. Bạn hữu tìm đọc cuốn sách để hiểu thêm về điều kỳ diệu này. (Việt Nam có cuộc chiến giữa VTV với internet trong vụ việc Nhật Ký Vàng Anh, kết quả ai cũng rõ, VTV bị cho đo váng).
Hiện tượng này làm nhiều người bừng tỉnh khi nhận ra sức mạnh kỳ diệu của công cụ truyền tin thời đại: mạng internet, nó là khắc tinh của các nhóm độc tài, nhóm thế lực hắc ám. Và nó đã minh chứng hùng hồn qua cuộc cách mạng mùa xuân Arap vừa rồi. Điều này giải thích vì sao các xứ độc tài: từ Nga đến Trung Quốc, qua Việt nam,… đều ra sức ngăn chặn mạng, đánh sập blog… Tuyệt đỉnh là khỏi dùng internet như Cuba, Bắc Triều tiên. Kinh!
Cách mạng: từ cổ điển đến hiện đại.
Một nguyên lý bất biến của các cuộc cách mạng “xã hội bần cùng, người dân hết đường sống, họ sẽ phải vùng lên, cách mạng bùng nổ”. “Ăn cây nào, rào cây đó”, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng nguyên lý ấy không đời nào thay đổi. Các thế lực nắm quyền hưởng lợi không bao giờ muốn thay đổi, sẽ ra sức đàn áp đẫm máu. Do vậy những thế lực tiên phong đồi hỏi phải dũng cảm, có tinh thần nghĩa khí, xả thân vì dân và phải có tổ chức chặt chẽ. Đó là điều lý giải vì sao, cách mạng cổ điển cần có đảng, có cương lĩnh, có đồng chí trung kiên, hy sinh vô biên mới có ngày thắng lợi. Đi đôi với cách mạng là bạo lực đẫm máu, giết chóc, trả thù, tàn sát,… đến nỗi thành một niềm tin: cách mạng là bạo lực, là binh đao, là tàn phá” (dân tộc VN bị nhiễm nọc độc đấu tranh giai cấp nên họ sợ một điều: cách mạng là một giai cấp phải bị diệt, Các Mác-tên diệt chủng chính trị hiện đại-quả không sai). Đó thật sự là điều e ngại đối với dân lành, nhất là những nước vừa ra khỏi chiến tranh bi thảm như Việt Nam.
Tình hình nay đã khác xưa nhiều, từ các bài học thành công gần đây cho ta thấy cách mạng không cần thủ lĩnh, không cần đảng phái vẫn có thể xảy ra và thành công. Và cách mạng là hướng đến sự thay đổi trong hòa bình, phương pháp đấu tranh bất bạo động được đề cao. Chìa khóa cho thắng lợi của cuộc vận động cách mạng là chính nghĩa, lợi ích cho dân cho nước, truyền tin hiệu quả và quần chúng tích cực.
Tình tình Việt Nam:
Sau hàng chục năm sống trong vòng cương tỏa của chế độ độc đảng, toàn trị, tâm lý sợ hãi, ngại dính đến chính trị, sống thủ thế, lo cho mình, gia đình mình là một trong những gam màu chủ đạo. Bị tuyên truyền nhồi sọ, dối trá, một bộ phận lớn người dân, nhất là nông thôn còn tin tưởng vào lý tưởng và sự tốt đẹp của đảng. (ghét “sâu” nhưng tin đảng).
Thời thế đã thay đổi, sức mạnh thời đại, sức mạnh internet đã thổi bay thành lũy mà lâu nay được nhóm cầm quyền dựng lên để bịt mắt người dân. Tiếp thêm sức mạnh là sự ươn hèn của nhóm chóp bu và sự ngang ngược của lang bang, vốn là quan thầy, đồng chí bảo trợ của chúng. Nhiều sự thật lịch sử không thể chối cãi đã phơi bày.
Thiên thời đã đến: ngọn gió thời đại, nền dân chủ đã thổi, làm nức lòng những ai có ưu tư về vận nước, các chế độ độc tài tưởng như lũy sắt thành đồng bị thổi bay như hổ giấy. Các nước văn minh, dân chủ cũng đã ý thức “giúp bạn là giúp mình” dân chủ hóa một nước là thêm một điểm cho hòa bình thế giới (Tình hình Myanma).
Nhân hòa đã nổi: những thảm họa xã hội liên tiếp được đưa ra: những thảm kịch mang tên VINA làm khiếp hãi người dân, tham nhũng tầm khủng long chứ không còn là sâu róm. Tương phản là cuộc sống ngày càng xác xơ của đại bộ phận người dân. Nguy cơ mất nước, làm nô lệ đang treo lơ lửng trên đầu dân tộc.
Địa lợi đã có: Cách mạng xưa là những vùng đất hiểm trở, lui có thể thủ, tiến có thể công, làm địa bàn che giấu, phát triển lực lượng (Hang Pắc bó), nay địa lợi chính là môi trường truyền tin internet, một công đồng to lớn, thắt ẩn, thắt hiện, chặn đường này, chạy đường khác, bịt miệng một người thì cả ngàn người tiếp bước.
Quý bạn hữu, hãy học bài học của tổ tiên “Thánh gióng” kết hợp điều kiện hiện tại để thấy ra con đường cứu nước. Xưa muôn dân như một: đứa trẻ 3 tuổi thành dũng sĩ trong một ngày khi nghe loa gọi; nay kết nối internet toàn dân như một nghe hiệu lệnh để xoay chuyển càn khôn, đổi thay vận nước!
Nguồn bài viết từ:
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/tu-thanh-giong-en-hieu-ung-facebook.html
0 comments:
Đăng nhận xét