Theo dự đoán, đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là bạn hàng lớn nhất của Philippines. Nhưng nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểm tra gắt gao như vậy, có thể sẽ đến lượt hàng điện tử xuất khẩu của Philipines bị ảnh hưởng, trong khi đây là mặt hàng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng vũ khí kinh tế đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, có lẽ là nhằm trả đũa vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chiến tranh” chuối giữa hai nước. Cuộc “chiến tranh” này đã bắt đầu từ tháng 3, khi các nhà nhập khẩu Trung Quốc than phiền là chuối nhập từ Philippines không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cho nên không thể bán trên thị trường Trung Quốc.
Chuối là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Philippines
Kể từ nay, Bắc Kinh yêu cầu phải thanh tra lại toàn bộ chuối từ Philippines, không còn chỉ dựa vào giấy chứng nhận kiểm tra của phía Manila.
Sau chuối, Trung Quốc cũng đã bắt đầu kiểm tra gắt gao hơn các loại trái cây khác của Philippines, như đu đủ, xoài, dừa và thơm, khiến các nhà xuất khẩu Philippines phải vội tìm các thị trường khác ở Trung Đông và những vùng khác để bán kịp lượng hàng ứ đọng.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể nói là cho tới nay, thị trường Trung Quốc đã cứu nguy cho các nhà xuất khẩu Phillipines, đang gặp nhiều khó khăn tại các thị trường truyền thống. Thế nhưng, kể từ khi Bắc Kinh thi hành những hạn chế đối với chuối của Philippines, các doanh nghiệp Philippines cho biết là họ đã bị mất hơn 23 triệu đôla. Nên nhớ rằng chuối hiện chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Tuy vậy, hiện giờ chính phủ Manila chưa dám đổ hết lỗi cho Bắc Kinh trong tranh chấp này, nhìn nhận là bản thân các nhà xuất khuẩu Philippines cũng phải nỗ lực bảo đảm mặt hàng của họ đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Họ cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đã thi hành các biện pháp gắt gao về chuối ngay từ trước khi xảy ra đụng độ giữa hai nước ở khu vực bãi cạn Scarborough vào đầu tháng 4. Nhà chức trách Philìippines đã tăng cường thanh tra trái cây của nước này trước khi xuất sang Trung Quốc.
Thế nhưng, cuộc “chiến tranh” chuối này làm nổi rõ sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng nhiều của Philippines đối với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đứng hàng thứ ba của Philippines, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo dự đoán, đến năm 2013, Trung Quốc sẽ là bạn hàng lớn nhất của Philippines. Nhưng nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểm tra gắt gao như vậy, có thể sẽ đến lượt hàng điện tử xuất khẩu của Philipines bị ảnh hưởng, trong khi đây là mặt hàng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng vũ khí kinh tế đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Vào năm 2010, Bắc Kinh đã đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, có lẽ là nhằm trả đũa vụ Tokyo bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Nếu thật sự Bắc Kinh cũng sử dụng vũ khí kinh tế đối với Manila thì chắc chắn Philippines sẽ là nước bị thua thiệt. Ngoài chuối, Trung Quốc còn nhập nhiều loại trái cây khác cũng như rất nhiều khoáng sản từ Philippines.
Với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng gay gắt, bên cạnh việc huy động các tàu chiến, Bắc Kinh có vẻ sẵn sàng dùng lá bài kinh tế để áp đảo đối phương.
Tổng hợp nguồn tin từ nhiều nguồn.
Tham khảo RFI: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120608-trung-quoc-dung-vu-khi-kinh-te-doi-voi-philippines
0 comments:
Đăng nhận xét