Tạp chí uy tín Foreign Policy vừa có bài phân tích tình hình nền kinh tế Trung Quốc, BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Ánh sáng đang trở nên mập mờ trong nhà máy điện của nền kinh tế thế giới.
Mặc dù tương lai của Trung Quốc vẫn có thể được cho là khá lạc quan nếu so sánh với Châu Âu, những con số thống kê đang cho thấy động cơ tăng trưởng của nước này đã bị lỡ số.
Các doanh nghiệp được vay vốn ngày càng ít. Nhu cầu cho ngành sản xuất đình trệ. Lãi suất bị cắt giảm đột ngột. Nhập khẩu không hề tiến triển. Tăng trưởng bình quân thu nhập trên đầu người (GDP) cũng tụt giảm xung quanh sự tranh cãi của dư luận, rằng Trung Quốc có lẽ đã ở tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Vào tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bị cho là dè dặt khi đặt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012 ở mức 7,5%. Giờ đây đó được xem như là một lời tiên tri.
Trên thực tế, đây là mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ 1990, khi đất nước này phải đối mặt với sự cô lập của Quốc tế sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989.
Vậy những dấu hiệu nào thực sự chứng minh rằng sự trì hoãn của nền kinh tế Trung Quốc không đơn thuần chỉ là thống kê trên giấy ? Dưới đây là 5 dấu hiệu trên thực tế biểu hiện khó khăn kinh tế Trung Quốc:
Tạm biệt BMW
Gói kích cầu lên đến 586 tỉ đôla đã giúp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 giờ đây trở thành một gánh nặng đối với chính quyền địa phương khi các bộ phận này phải tìm cách trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với những chính sách thắt lưng buộc bụng cực kì khắt khe.
Các hãng nước ngoài bắt đầu lo ngại suy thoái ở Trung Quốc
Những đoàn xe bóng loáng mà các quan chức địa phương vẫn ung dung rước về những năm bùng nổ tăng trưởng nằm hàng đầu trên danh sách những thứ bị loại bỏ.
Chính quyền thành phố Ôn Châu đang lên kế hoạch bán đấu giá đến 80% tổng số xe dành cho quan chức (1.300 chiếc) trong năm nay. Chính quyền ở các địa phương khác cũng đang tiến hành những kiểu bán thốc bán tháo tương tự.
Ngay cả Ferrari cũng đang lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc, và điều này không chỉ vì Bạc Hy Lai vừa bị loại khỏi danh sách khách hàng tiềm năng của họ.
Một vấn đề đau đầu khác cho chính quyền địa phương đó là sự ứ đọng bất động sản từ hậu quả của chỉ thị làm nguội thị trường bất động sản của Chính quyền Trung Ương, sự túng thiếu về cả tiền lẫn niềm tin từ các khách hàng tiềm năng.
Vào tháng Sáu, mức giá mua nhà bình quân trên 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 9 tháng, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,9% so với năm ngoái.Một số tòa nhà chính phủ có thể sẽ nằm tiếp theo trên danh sách được bán, sau khi những chiếc xe công chức đã được lái đi bởi những người chủ tư nhân mới.
Và thế là sự tiết kiệm tột bực bắt đầu: Những bữa tiệc của các quan chức Trung Quốc có thể sẽ trở nên buồn tẻ hơn rất nhiều.
Bạo động ở Quảng Đông
Những quan chức cấp cao, trong nhiều thập kỉ đã cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.
Trung Quốc quan ngại trước tình trạng bất ổn ở một số nơi
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, sức tăng trưởng của một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại đã đủ sức để khiến đa phần dân số không phải phàn nàn nhiều.
Tuy nhiên với mức GDP tụt xuống dưới 8% lần đầu tiên sau nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể đang trong một trạng thái bị căng dây, nhất là khi hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu những người lao động nhập cư đang đứng trước nguy cơ mất việc.
Lu Ting, kinh tế gia của chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Hong Kong nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg Businessweek: “Rõ ràng là sự suy thoái của tăng trưởng xuất khẩu xuất nguồn tự tình trạng tiêu cực của kinh tế Châu Âu, Mĩ đang là gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc”.
Những công ty xuất khẩu đang liên tục phá sản, số khác đang giảm thời lượng làm việc từ ba ca xuống chỉ một ca để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh.
Lao động nhập cư đã luôn là dầu nhớt giúp động cơ tăng trưởng tại Trung Quốc nổ máy.
Tuy nhiên việc đảm bảo lực lượng lao động này cảm thấy họ được nhận phần thưởng xứng đáng là một yếu tố quan trong nhằm đảm bảo ổn định tại nước này.
Bất mãn của lực lượng lao động này sẽ là hiểm họa tiềm tàng gây thiệt hại cho Trung Quốc, giống như bạo động được cho là chấn động lớn trong thời gian gần đây tại thị xã Tây Sa tại Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc.
Cuộc bạo động này tuy được ngăn chặn, nhưng những người dân Tây Sa đông đảo cũng đã khiến chính quyền địa phương phải dốc hết sức lực.
Tầng lớp thượng lưu mất tích
Khi tình hình trở nên gay go, kẻ giàu hướng thẳng tới sân bay.
Người giàu Trung Quốc ra nước ngoài ngày càng nhiều
Những mặt hàng xa xỉ, vốn tăng trưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc đã bắt đầu có những dấu hiệu chậm lại vào đầu năm nay.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa người giàu tại Trung Quốc đã ngừng tiêu tiền. Họ chỉ chọn ngưng tiêu tiền tại Trung Quốc.
Vào cuối năm ngoái, một điều rõ ràng đó là nhiều người giàu có tại Trung Quốc đã tỏ ra suy giảm niềm tin đối với thị trường trong nước và bắt đầu quay sang đầu tư vào tài sản có tình hoán đổi ví dụ như ngoại tệ, thay vì tài sản cố định, ví dụ như bất động sản.
Hiện nay những người nay đang có xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp tại nước ngoài, một phần vì những giới hạn đầu tư trong nước kèm theo giá hời ở nước ngoài, nhưng cũng một phần vì sự e ngại những bất ổn chính trị và kinh tế tại Trung Quốc.
Thực tế này ăn khớp với kết quả khảo sát vào cuối năm 2011 rằng hơn một nửa những triệu phú Trung Quốc đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước và định cư tại nước ngoài.
Các Ủy viên Công Tố của Trung Quốc cho biết, hơn 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua trong khi đang tìm cách trốn ra nước ngoài với số tiền bất hợp pháp kiếm được.
Họ dùng thuật ngữ “quan chức trần truồng” để nói về những quan chức đã thành công trong việc cất giấu những khối tài khoản trái phép tại những hố nhỏ nào đó tại nước ngoài, đưa những thành viên gia đình mình đến đó trước một cách an toàn và chỉ đợi thời cơ để nhảy lên tàu trốn đi.
Những người giàu có và nắm trong tay quyền lực chính trị thường là thành viên của cùng một gia đình.
Nếu như Trung Quốc thực sự rơi vào khủng hoảng kinh tế, rất nhiều những người giàu có sẽ có thể bỏ chạy.
Một mùa hè dài và nóng
Cuộc sống của nông dân vẫn khó khăn
Mức tiêu thụ điện thường leo thang vào mùa hè khi người dân mở máy điều hòa để chống chọi với thời tiết nóng.
Tuy nhiên năm nay, rất nhiều những người dân Trung Quốc đang chịu đựng cái nóng để tiết kiệm.
Những đống than nằm lẽ ra phải được sự dụng ở các nhà máy năng lượng giờ này nằm chồng chất tại các cảng Trung Quốc. Sản lượng sản xuất giảm cũng là một trong những lí do cho điều này.
Chỉ mới năm ngoái đây, Bắc Kinh mới nói đến chuyện xây dựng trữ lượng than dự phòng để đề phòng trường hợp cạn kiệt.
Hiện tại, Trung Quốc dường như đang nhập khẩu nhiều dầu hơn nhu cầu thực tế, trong bối cảnh những người dân lam lũ, những doanh nghiệp và các nhà máy đang phải cắt giảm mức tiêu thụ điện để giảm chi phí.
Giá than trên toàn quốc đã giảm 10% kể từ năm ngoái. Sự giảm giá này có thể gây thêm sứt mẻ đối với kinh tế thế giới và làm suy giảm thêm nhu cầu đối với ngành xuất khẩu Trung Quốc.
Sự toàn cầu hóa đích thị là đây: Một người Trung Quốc tắt điều hòa, và cả thế giới bị cảm lạnh.
Giá cả leo thang
Giá thịt và bò tại Trung Quốc đang tăng ngày càng cao phản ánh nhu cầu ngày càng tăng. Điều này biến lạm phát thành mối bận tâm hàng đầu với các nhà lập pháp Trung Quốc.
Năm 2007, mức tiêu thụ thịt lợn ở mức 1,7 triệu con mỗi ngày. Vào năm 2011, Cục Thống kê Quốc gia cho biết giá thịt lợn hàng năm đã tăng lên 57%.
Lạm phát đang gây quan ngại
Tuy nhiên trong bốn tháng vừa qua, nhu cầu thịt lợn đã suy giảm. Kết quả của nguồn cung cấp qua mức đã khiến tỉ lệ giá lợn so với hạt giống giảm đến mức độ chăn nuôi lơn trở nên dễ kiếm lời hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp và thu mua thịt lợn để bình ổn giá.
Ngay cả khi thịt lơn giảm, giá trứng lại tăng, nhanh đến mức những người tiêu dùng bắt đầu sử dụng cụm từ “Trứng tên lửa”.
Thêm vào đó, đối với những người tiêu dùng Trung Quốc, niềm tin của họ không chỉ bị lung lay bởi tình hình kinh tế ảm đạm, mà còn vị một chuỗi những tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những người này ngày càng có xu hướng tự trồng rau và trái cây để thứ nhất là không phải trả giá cắt cổ, thứ hai để tránh thảm cảnh phải ăn dưa leo được bơm đầy những chất mà lẽ ra không dưa leo nào phải chứa đựng.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ đảm đương chức vụ Chủ tịch Trung Quốc trong một sự kiện chuyển giao quyền lực lãnh đạo mà một thập kỉ mới có một lần vào mùa thu này.
Trong bối cảnh những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong nền móng kinh tế của đất nước, người ta không khỏi tự hỏi rằng, liệu ông Tập có vẫn còn ưa thích vị trí này hay không.
Theo nguồn tin
0 comments:
Đăng nhận xét