Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Trung Quốc muốn gì?


 Nếu như “kịch bản” của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough mang tính “hình sự” thì “kịch bản” tiếp theo “thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” lại mang tính “chính trị”. Mức độ và tính chất nguy hiểm đã khác xa.

Chỉ trong vài ngày, Trung Quốc đã có hàng loạt động thái thách thức, gây căng thẳng thêm tình hình Biển Đông.

Ngày 21/6, Chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên công khai tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa nhằm quản lý 3 quần đảo tranh chấp trên Biển Đông, gồm Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (bãi Macclesfield).

Đặc biệt nghiêm trọng, như muốn thách thức tất cả, ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc muốn gì?

09 lô đầu khí mà Trung Quốc chào thầu, nhìn trên hải đồ, hoàn toàn nằm trong khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, thậm chí, điểm gần nhất cách bờ biển Việt Nam chỉ chừng 57 hải lý.


Cậy thế mạnh, ngang ngược, coi thường, bất chấp tất cả của Trung Quốc ngày càng lộ rõ khi họ chào thầu quốc tế 09 lô này trên vùng biển Việt Nam.

Cậy thế mạnh, ngang ngược, coi thường, bất chấp tất cả của Trung Quốc ngày càng lộ rõ khi họ chào thầu quốc tế 09 lô này trên vùng biển Việt Nam.

Rõ ràng là, bất kỳ một quốc gia có lòng tự trọng nào cũng không bao giờ đến để hợp tác làm ăn với Trung Quốc trong 09 lô chào thầu này.

Bởi lẽ, thứ nhất là quá mạo hiểm và đầy rủi ro khi làm ăn, chia chác trên thứ mà sẽ có được từ chiếm đoạt một cách ngang ngược, trắng trợn, bất chấp đạo và lý của người khác. Thứ hai là, Trung Quốc “chào thầu” không phải vì thương mại, vì hợp tác đôi bên cùng có lợi, mà vì lý do chính trị là chủ yếu.

Bắc Kinh chắc chắn nhận thức được kết quả của việc “chào thầu”, nhưng tại sao họ vẫn thông báo chào thầu?

Trước hết, do lâu nay yêu sách về “đường lưỡi bò” chiếm hết 80% Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên phi lý, các nước trên thế giới, thậm chí các học giả chân chính trong nước phản đối quyết liệt khiến Trung Quốc bị cô lập.

Nay với chiêu bài này, họ hy vọng một số quốc gia vì tham lợi mà nhảy vào đấu thầu cùng Trung Quốc thăm dò khai thác…qua đó gián tiếp công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực 09 lô này.

Tiếp theo là, “rung trà cá nhảy”. Trước tình hình mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng có “dấu hiệu tích cực”, Trung Quốc hung hăng, mạo hiểm gây nên căng thẳng trong việc tranh chấp ở những khu vực nhạy cảm trên Biển Đông, cố tình dồn Việt Nam vào thế không chống không được, buộc Việt Nam phải lựa chọn, cân nhắc trước những “dấu hiệu tích cực” trong quan hệ với Mỹ hoặc bộc lộ lực lượng, bộc lộ những “dấu hiệu tích cực” khi chưa đúng thời điểm để Trung Quốc nắm được mà đối phó. Trung Quốc muốn cản trở và muốn biết khả năng, thực chất mối quan hệ Việt – Mỹ đến đâu và có gì…

Cuối cùng, đây là phản ứng của Trung Quốc trước việc Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển ngày 21/6/2012, ép Việt Nam phải “sửa chữa sai lầm” như họ nói trước khi Chủ tịch nước Việt Nam phê chuẩn thực hiện có hiệu lực từ tháng 1/2013.

Với Trung Quốc, đã qua rồi thời kỳ thực hiện âm mưu ‘biến khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để ép gác tranh chấp cùng khai thác”, chiêu bài này chẳng lừa gạt được ai, thì nay là thời kỳ hành động trực tiếp, trắng trợn cho mục tiêu yêu sách “đường lưỡi bò”.

Có thể nói, nếu như vụ cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam vào tháng 5 và 6/2011 là mang tính thử thăm dò phản ứng của dư luận thì hiện nay Trung Quốc đã “đánh bài ngửa”. Bất chấp dư luận, bất chấp các hệ thống luật pháp quốc tế, họ lấy sức mạnh làm thước đo chân lý.

Mới hay, vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough, phát thanh viên CCTV của Trung Quốc nói “Philipines là lãnh thổ của Trung Quốc” hoàn toàn không phải là nhầm lẫn, bởi vì, qua hành động ngang ngược đem toàn bộ vùng biển Việt Nam ra chào thầu quốc tế như hiện nay thì chứng tỏ lúc đó, Trung Quốc muốn gửi cho Philipines một thông điệp rằng: “Ngay cả Philipines mà Trung Quốc muốn thì cũng thành lãnh thổ (thuộc địa) của Trung Quốc chứ đừng nói gì bãi cạn Scarborough”.

Tuy nhiên, sức mạnh thật sự chỉ phát huy khi kết hợp với chính nghĩa. Sức mạnh mà không có chính nghĩa thì chỉ phát tác ra hành động điên cuồng. Cái đó chính là “tẩu hỏa, nhập ma” mà Trung Quốc quá hiểu là gì. Họ đã hành động thái quá với Việt Nam trên Biển Đông.

Với Việt Nam, trước tình hình căng thẳng hiện nay, chúng ta phải bình tĩnh, tự tin, đấu tranh vạch mặt kẻ thù cho toàn thể thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc được biết. Chủ động các biện pháp đấu tranh bằng hòa bình trên nguyên tắc bất di bất dịch: “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải là bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, sách lược thì phải mềm dẻo như Bác Hồ dạy “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Trong thế giới tồn tại “cá lớn nuốt cá bé”, “ngoại giao pháo hạm”, “cái lý thuộc kẻ mạnh”, nếu chỉ bám vào công lý thôi chưa đủ, bởi như thế thì Việt Nam đã không chịu ách đô hộ hàng nghìn năm Bắc thuộc…Cho nên, phải tăng cường sức mạnh phòng thủ cho đất nước.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói: “Chúng ta có lý thì không sợ gì cả”. Thực ra, Thượng tướng, Thứ tưởng BQP Việt Nam không muốn thêm 1 từ trong câu nói, đúng ra phải là: “Chúng ta mạnh và có lý thì không sợ gì cả”.

Thế và lực Việt Nam ngày nay vững mạnh hơn bao giờ hết trong mọi thời kỳ bảo vệ Tổ quốc từ xưa tới nay.

Nếu như trước đây, trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta có quá nhiều kẻ thù, kẻ phản bội, thì ngày nay, kẻ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chúng chỉ là một. Việt Nam có nhiều bạn bè và ủng hộ của cả thế giới


0 comments: