Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
|
Trong
bối cảnh chính trường Đông Á đang “dậy sóng” bởi các tranh chấp chủ
quyền trên biển giữa một số quốc gia, chuyến công du 6 nước châu Á của
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu từ ngày 30/8 được coi là chuyến
đi nhiều mục đích.
Chuyến công
du kéo dài gần 10 ngày tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương với các điểm
dừng chân khá mới mẻ như: Quần đảo Cook, Đông Timor… được các nhà quan
sát đánh giá là “bước đi đột phá” nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng
của Trung Quốc với các quốc gia có biển trong khu vực. Đặc biệt, chuyến
công du châu Á lần thứ ba của Ngoại trưởng Mỹ kể từ tháng 5 vừa qua cho
thấy rõ vị trí của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược
ngoại giao hướng Đông của Washington.
Tại quần đảo Cook, Ngoại trưởng Mỹ
Hillary đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh khu vực quần đảo Thái Bình
Dương (PIF) với các quốc đảo nhỏ nhưng giàu tài nguyên và thuộc khu vực
chịu ảnh hưởng của Australia và New Zealand, vốn là hai đồng minh thân
cận của Mỹ. Chuyến đi tới quần đảo Cook cũng nhằm hạn chế bớt ảnh hưởng
của Trung Quốc đối với khu vực này, sau khi Bắc Kinh đã cho các quốc đảo
như Tonga, Samoa và Cook vay hơn 600 triệu USD trong vòng 7 năm qua.
Một sứ mệnh
quan trọng khác của bà Hillary khi thực hiện chuyến công du lần này là
thúc đẩy vai trò của Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên
biển giữa Trung Quốc với Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam
Á. Trước đó, hôm 28/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland
cho biết, Ngoại trưởng Mỹ dự kiến sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông ở một số
điểm dừng chân trong chuyến công du như Indonesia, Brunei, Trung Quốc…
Dù không tuyên bố chủ quyền nhưng Mỹ luôn khẳng định nước này có lợi ích
quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh tại Biển Đông.
Washington đã chỉ trích các hành động Trung Quốc thành lập thành phố và
đơn vị đồn trú trên Biển Đông thời gian gần đây. Đồng thời “kêu gọi đàm
phán đa phương về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và nghĩ đó là cách tốt
nhất để giải quyết các tranh chấp tại vùng biển này”. Tại Bắc Kinh, bà
Clinton sẽ bàn với giới chức Trung Quốc về vấn đề tranh chấp giữa Trung
Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn nằm trong phạm vi
điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Ngoài ra, chuyến đi này của
Ngoại trưởng Mỹ còn được cho là nỗ lực của Washington nhằm xây dựng quan
hệ đối tác với những nhân vật được cho là sẽ tiếp nhận quyền lãnh đạo
Trung Quốc vào cuối năm nay.
Điểm dừng
chân cuối cùng của bà Clinton là Vladivostok (Nga) với đích đến là Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào ngày 8 –
9/9 nhằm thảo luận với các đối tác về tự do hóa thương mại và an ninh
lương thực.
0 comments:
Đăng nhận xét