Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Trung Quốc chê tàu chiến Philippines hết lời


Ngày 23/5/2012, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines, Tướng Jessie Dellosa cùng một vài tướng lĩnh khác của nước này tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai.

Số tiền mua con tàu trên của Philippines vào khoảng 400 triệu Peso (tương đương khoảng 9,43 triệu USD). Nhân dịp này, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc có bài viết bình luận về vũ khí mới của Hải quân Phillipines:

Xương sống một thời

Ngoại trừ các tàu phá băng, Hamilton là tàu tuần tra lớn nhất của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Avondale (thành phố New Orleans, bang Louisiana), hạ thủy ngày 18/12/1965, được biên chế chính thức ngày 18/3/1967. Đăng ký tại cảng San Diego, California.


Từng được xem là xương sống của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, tàu tuần tra lớp Hamilton chủ yếu đảm nhận ba nhiệm vụ chính trong thời gian phục vụ của mình gồm: 

Thực hiện tìm kiếm cứu nạn viễn dương và nghiên cứu hải dương. Ngoài ra, tàu tuần tra lớp Hamilton ngoài việc trực tiếp tham gia các hành động cụ thể, còn có thể dùng cho việc dẫn đường và dự báo thời tiết. Với trang thiết bị viễn thông hiện đại, Hamilton từng là trung tâm dự báo và chỉ huy phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra thiên tai hay các điều kiện thời tiết bất lợi. 

Nhiệm vụ thứ hai của tàu lớp Hamilton là thực thi luật biển trong đó có việc bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và các nguồn tài nguyên biển khác. 

Nhiệm vụ thứ ba là duy trì sự hiện diện về quân sự và sẵn sàng tham gia tác chiến khi cần thiết.

Hệ thống động cơ là một trong những đặc điểm nổi bật nhất tàu Hamilton với động cơ tua bin khí công suất 13.000 KW, giúp nó đạt được tốc độ tối đa 52 km/h. 

Ngoài ra, tàu còn có thêm 2 động cơ diesel công suất 2.600 KW mỗi động cơ, giúp tàu có thể di chuyển với tốc độ hành trình 32 km/h trong quãng đường hơn 26.000 km.


Tàu Hamilton sử dụng pháo hạm làm vũ khí tấn công chính. Tàu trang bị một pháo hạm Oto Melara 76mm, có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 85 viên/phút, sơ tốc đầu nòng 925m/s, tầm bắn 20km. 

Loại pháo này chỉ thích hợp cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, tầm gần trên biển hoặc pháo kích bờ biển hỗ trợ tác chiến đổ bộ với hệ thống kiểm soát hỏa lực MK-92 dùng cho việc tác chiến phòng không và tấn công tàu nổi. Ngoài ra, tàu trang bị một tổ hợp pháo bắn nhanh MK-15 để tiêu diệt máy bay ném bom bổ nhào và đạn chống hạm của đối phương với tốc đố bắn đạt 3.500 phát/phút. Radar trinh sát phòng không trang bị cho tàu là loại AN/SPS-40E và radar trinh sát mặt biển AN/SPS-73.

Hiện thực khó khăn

Các thông số kĩ thuật rất tốt, nhưng trên thực tế tàu tuần tra Hamilton không được đánh giá cao vì các thiết bị đã tương đối cũ kĩ. 

Thời hạn sử dụng của một tàu hải quân vào khoảng 30 năm, thường không vượt quá con số 35 năm, nhưng tàu lớp Hamilton mà Mỹ bán cho Philippines đã có 45 năm biên chế. Không những thiết kết lạc hậu, ngay cả vật liệu trên tàu cũng đã rệu rã sau một thời gian dài hoạt động.

Ngoài tàu chiến lớp Hamilton thứ nhất, con tàu lớn thứ hai mà Philippines đang có trong tay cũng đã có gần 70 năm tuổi, tính năng cực kì lạc hậu. 

Trong những năm gần đây, số vũ khí mà Mỹ bán cho Philippines ngày càng nhiều với tổng số tiền lên đến 30 triệu USD, nhưng đa phần trong số này đều đã rất lạc hậu và cũ kĩ. Hai tàu Hamilton mà Philippines không có hệ thống vũ khí, khí tài, radar hay hệ thống điều khiển tác chiến nào. Điều này càng khiến nó khó khăn trong một cuộc đối đầu với các đối thủ hiện đại hơn. 

Tháng 4/2012, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng ông đã từng đề nghị phía Mỹ giữ lại các loại vũ khí được trang bị trên tàu này nhưng phía Washington đã từ chối, vì thế con tàu mà Philippines mua hầu như chỉ còn lại phần thân với radar tác chiến, hệ thống vũ khí cùng các trang thiết bị điện tử khác đều bị tháo đi. Con tàu thứ hai được Mỹ sơn sửa lại cũng như thay thế động cơ mới nhưng ngoài ra cũng không có thay đổi nào đáng kể về năng lực tác chiến so với chiếc Hamilton thứ nhất.

Theo nguồn tin từ

0 comments: